ĂN DẶM Ở TRẺ: THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

Ăn dặm là gì?

Để cho bé ăn dặm đúng cách trước hết chúng ta phải hiểu ăn dặm là gì? Ăn dặm nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa… Các loại thức ăn này chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế được sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mẹ vẫn cần cho trẻ bú đầy đủ, tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần theo độ tuổi của trẻ.

Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm?

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Sữa mẹ khi ấy không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ, nhất là sau 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Chính vì thế, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn dặm để có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Lưu ý cha mẹ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm:

★ Không nên cho bé ăn thực phẩm đã qua chế biến như thịt, đường, muối và chất béo.

★ Tránh cho bé ăn một số thực phẩm có nguy cơ gây hại như gan vì hàm lượng vitamin A trong gan quá cao, các sản phẩm chưa được khử trùng như phô mai.

★ Nên cho bé ăn những thực phẩm tươi và chế biến nấu chín.

★ Ngoài việc cho trẻ ăn bột gạo thì mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm đa dạng khác kèm theo.

★ Khi thay đổi thực đơn cần cho trẻ thời gian để làm quen.

★ Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có hương vị phong phú khác nhau chứ không chỉ loại rau củ có vị ngọt để trẻ được tiếp xúc và không kén ăn.

★ Trẻ dưới 1 tuổi không ăn muối, đường, mật ong, chất ngọt nhân tạo, các loại hạt nguyên, cá có thủy ngân, trà, cà phê.

★ Tránh những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc, dị ứng như phô mai, thức ăn sống hoặc tái, trứng lòng đào, pate gan.

Danh sách những món ăn dặm bổ dưỡng và ngon miệng được chuyên gia dinh dưỡng Singapore giới thiệu cho mẹ chế biến và bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con:

★ Các loại rau củ nấu chín: khoai tây, bầu, đậu xanh, bông cải, súp lơ, cà rốt

★Trái cây xay nhuyễn: chuối, đu đủ, dưa hấu, quả bơ, táo và lê hấp

★ Cá, trứng nấu chín

★ Protein mềm, nghiền nhuyễn như đậu phụ, đậu lăng

Đây đều là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, vitamin A và C, vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé phản ứng và từ chối không muốn ăn thì mẹ cũng không nên vội nản lòng.

Nước mắm cho bé Lê Gia – Ăn dặm cùng con.

#andamcungcon #andamkhongphailacuocchien #menuandam #thucdonandam #nuocmamchobe #nuocmamchobelegia

Xem Điểm Bán

Nước Mắm Cho Bé Lê Gia

Bấm vào đây
0971 978 786 0971 978 786

Mua Hàng Online

Nhận hàng tại nhà

Bấm vào đây

Nước mắm cho bé ăn dặm Lê Gia 60ml