Giải đáp chuyện ăn dặm của con: gỡ rối cho mẹ

Giải đáp chuyện ăn dặm của con: gỡ rối cho mẹ

“Ăn dặm cho con bằng phương pháp nào” luôn luôn là điều trăn trở của tất cả những người làm mẹ. Đối với những người mẹ có đứa con đầu tiên, sự băn khoăn lại càng tăng lên gấp bội bởi những bỡ ngỡ đầu tiên trong việc nuôi và chăm con.

Những thông tin cơ bản về các phương pháp ăn dặm dưới đây sẽ giúp mẹ một phần nào đó nắm bắt được tinh thần, phương pháp và các ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm và áp dụng cho con phù hợp tùy theo tính cách, sở thích, điều kiện và giai đoạn lứa tuổi của con

 

  

ĂDTT

ĂDKN

BLW

Độ tuổi ăn dặm và tư thế ăn dặm

Ưu điểm

  • Tùy vào mỗi gia đình nhưng thông thường các bé sẽ được bắt đầu ăn khi 6 tháng tuổi.
  • Thức ăn thường là cháo hoặc bột
  • Bé bắt đầu ăn dặm khi 5-6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh.
  • Và khi đó bé cũng bắt đầu biết ngồi để có thể ngồi một chỗ ăn mà không cần bế ẵm.

 

  • Bé bắt đầu ăn dặm khi có dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm.
  • Đó là khi bé biết ngồi, biết cầm nắm có chủ đích và tò mò muốn làm theo hành động ăn của người lớn.
  • Thường là vào thời điểm bé 6 tháng tuổi.
  • Bé tự ngồi ghế ăn.

Nhược điểm

  • Nếu có trường hợp em bé được cho ăn ở tư thế nằm có thể xảy ra trường hợp hóc sặc
  • Trẻ không ăn được nhiều như mong muốn của người lớn và không tăng cân.
  • Bé không tăng cân hoặc có thể không ăn tí gì hoặc ăn rất ít so với những món mẹ làm cho bé.

Cách chế biến

Ưu điểm

  • Dễ chế biến. Chỉ đơn giản dùng bột ăn sẵn, hoặc xay nhuyễn các thành phần thực phẩm với nhau và đút ăn cho bé.
  • Đơn giản và tiện lợi cho người chăm sóc.
  • Trẻ thường xuyên được ăn từ các thực phẩm tươi sống.
  • không ưu tiên thực phẩm để cấp đông tủ lạnh vì quá trình chế biến rất đơn giản và nhanh chóng.
  • Trẻ ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu làm quen với thức ăn ngay bằng cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột.
  • Sau này, độ thô của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi.
  • Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
  • Phần lớn là các món hấp và là nguồn thực phẩm ăn cùng gia đình hàng ngày
  • Đơn giản, dễ chế biến, nhanh chóng.
  • Các bé có thể cầm dễ dàng các món ăn được cắt hình que hay sợi để chủ động đưa vào miệng.

Nhược điểm

  • Cẩn thận với một số thành phần thực phẩm kị nhau nếu bà, mẹ hay người chăm sóc không lưu ý có thể gây ngộ độc ở trẻ.
  • Cách chế biến này trẻ không phân biệt được mùi vị thực của thực phẩm
  • Dễ dẫn đến tình trạng bữa nào món ăn cũng như nhau làm cho trẻ nhanh chán và dần dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Để cho bé theo hoàn toàn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức giai đoạn đầu.
  • Chuẩn bị cho con từng món ăn riêng biệt, chế biến và bảo quản thường rất phức tạp
  • Khó đong đo được hàm lượng dinh dưỡng chính xác cho bé cần trong mỗi giai đoạn phát triển.

Tăng cân

Ưu điểm

  • Bé có thể tăng cân tốt nếu hợp tác với phương pháp ăn này
  • Không đề cao việc tăng cân ở trẻ độ tuổi ăn dặm vì vẫn đề cao vai trò của sữa.
  • Không đề cao việc tăng cân ở trẻ độ tuổi ăn dặm vì vẫn đề cao vai trò của sữa.

Nhược điểm

  • Dễ dẫn đến béo phì trong tương lai do nhu cầu ăn không được xác định đúng với nhu cầu thực ở trẻ
  • Đang được định lượng theo cách nhìn của người lớn.
  • Tăng cân chậm
  • Không tăng cân vì giai đoạn đầu đôi khi bé gần như không ăn được gì mà chỉ chơi đùa, nghịch ngợm với thức ăn.

Khả năng ăn thô

Ưu điểm

  • Trẻ được tập dần và luyện ăn thô theo độ tuổi.
  • Gần như trẻ sau 1 tuổi có thể ăn thô tốt như ăn cơm, rau củ, thịt cá.
  • Trẻ được tập ăn thô sớm nên trẻ nhanh chóng hòa nhập với các món ăn cùng gia đình

Nhược điểm

  • Trẻ bị hạn chế khả năng ăn thô và khó thích nghi với ăn các món tách rời có vị riêng của thực phẩm hay có kết cầu độ mềm, cứng khác nhau.
  • Giai đoạn bắt đầu làm quen, hầu như trẻ không ăn ngay mà chỉ chơi đùa, quăng ném, chỉ nếm thử một chút.
  • Phụ huynh thường cảm thấy “ức chế” khi thấy hầu hết thức ăn của trẻ nằm dưới sàn nhà, trong khi lượng dinh dưỡng bé hấp thụ vào rất ít.
  • Trẻ dễ bị nghẹn hóc khi phải nhai một số món ăn dai, cứng, ví dụ như thịt, dù đã nấu chín.
  • Do vậy, cha mẹ cần kiên trì, để ý sát đến con và bình tĩnh xử lý khi có sự cố xảy ra.

Học kỹ năng

Ưu điểm

  • Trẻ học được kĩ năng nuốt sớm
  • Trẻ được học kĩ năng nuốt, đảo lưỡi, ăn thô theo từng giai đoạn tuổi cụ thể.
  • Hệ tiêu hóa cũng được làm quen dần dần với từng loại thực phẩm từ rau củ đến thịt cá.
  • Trẻ phát huy tối đa kĩ năng cầm nắm, cầm thìa, chủ động ăn uống, tự lập.
  • Trẻ nanh biết nói nhờ kĩ năng đảo lưỡi hay nhai khi được ăn thô sớm.
  • Và biết cách ngồi yên 1 chỗ ăn cho đến hết thời gian ăn.

Nhược điểm

  • Han chế kĩ năng đảo lưỡi, cầm nắm và cảm nhận vị giác từng vị của thực phẩm
  • Không chủ động tự xúc ăn và tự lựa chọn thực phẩm

 

Như vậy, dựa vào bảng so sánh tóm tắt ở trên. Nếu mẹ bị áp lực nhiều vào chuyện biếng ăn hay việc tăng cân ở trẻ mà vẫn luôn muốn có một đứa trẻ tự lập, chủ động trong ăn uống, có thái độ ăn tốt mẹ có thể kết hợp giữa các phương pháp hoặc lựa chọn tối đa các giải pháp ưu tiên các điểm mạnh của từng phương pháp nói trên.

Ví dụ như, mẹ có thể đút cho con ăn theo phương pháp ĂDTT để tiện cho mẹ và bà trong chế biến nhưng trong điều kiện con hãy ngồi ghế và ăn, không bế dong.

Hoặc có thể ĂDTT mỗi ngày một bữa và một bữa ngồi ăn cùng gia đình để tập cách cầm nắm, tự đút ăn như phương pháp BLW. Tương tự, cũng có thể ĂDKN và có sử dụng gia vị ở mức cho phép là sau 1 tuổi, để trẻ có thể cảm nhận vị ngon của món ăn qua gia vị, thích nghi với các món ăn truyền thống của người Việt, đó cũng là cách trẻ thích nghi với bữa ăn gia đình.

Tuy nhiên, hãy ưu tiên gia vị trong món ăn là nước mắm dành riêng cho trẻ nhỏ tích hợp độ đạm cao và có độ mặn phù hợp.