CÁCH CHO CON ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH. MẸ LƯU NGAY!

Cách cho con ăn dặm đúng cách

💥 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu cho con ăn dặm theo chuẩn của WHO. Ngoài sữa mẹ ra ta cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm để bé sẵn sàng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo cần nhiều năng lượng và vận động nhiều hơn.

💥 Lượng sắt tự nhiên trẻ nhận được trong bụng mẹ cho tới khi bé được 6 tháng tuổi đã cạn. Lúc này trẻ cần được bổ sung chất Sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lí.

– Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo.

💥 Ăn dặm là để bổ sung dinh dưỡng cần thiết phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ giúp cho việc hình thành não bô và hệ vận động được tốt hơn.

💥 Ban đầu cho con ăn dặm phải nói là “cực hình” đối với các mẹ. Vậy cách cho con ăn dặm như thế nào?

Cách cho con ăn dặm đúng cách

Mẹ cần chú ý 4 nguyên tắc sau để việc ăn dặm của bé được dễ dàng hơn, mẹ nhé!

1. Ăn từ 1 nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Cho bé ăn từ một nhóm đến nhiều món thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị khác nhau. Mẹ hãy tập cho con ăn từng nhóm thực phẩm vừa xem khẩu vị của bé cũng như xem thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu.

>>>THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ TỪ 6 THÁNG TUỔI

Ngoài ra, Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

1) Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé.

2) Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…). Việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

3) Nhóm rau củ và trái cây: cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước. Không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4) Nhóm chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo còn đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/dầu gấc/oliu) vào thức ăn của bé sau khi nấu chin. Hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ… để bổ sung nhóm thực phẩm này giúp bữa ăn của bé thêm ngon hơn, hợp khẩu vị của bé hơn.

2.Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Trong 6 tháng đầu đời, loại thức ăn bé ăn duy nhất là sữa mẹ. Ở giai đoạn phát triển mới, bé cần được làm quen với nguồn dinh dưỡng mới từ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Do đó các mẹ nên tập cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách ăn dặm. Bắt đầu từ dạng ngọt như bột sữa được pha từ loãng đến đặc

3.Từ vị ngọt tới vị mặn.

Cho bé ăn từ vị ngọt đến vị mặn

Ban đầu, cho bé làm quen các món có vị ngọt trước. Ví dụ như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ sẵn lòng đón nhận món mới hơn khi có hương vị sữa quen thuộc. Và đừng quên nguyên tắc từ loãng đến đặc để bé có thể quen dần với loại thức ăn mới.

Sau đó, mẹ cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá,… Chắc chắn là thời gian đầu các mẹ sẽ không dễ dàng gì để cho con ăn được, nhưng hãy kiên nhẫn mẹ nhé!

>>>TRẺ ĂN DẶM CẦN GIA VỊ MẶN

4.Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

 Tâm lí ai cũng thế, đều muốn con ăn thật ngon, thật nhiều, song các mẹ không nên hấp tấp. Bé cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý. Cho bé ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của mình cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng vài ba thìa thức ăn loãng, sau tăng dần độ đặc và số lượng thức ăn lên theo thời gian.

Hướng dẫn cách cho con ăn dặm:

✔️ Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.

✔️ Trong tuần thứ nhất: Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.
Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy. Khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.
Các mẹ nên nhớ, thời gian đầu nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa. Cho bé tập ăn chủ yế để bé làm quen với thìa, tập nhai và nuốt.

✔️ Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:
– Lấy loại thịt nạc, cá trắng.
– Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.
– Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.
– Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt rồi rây.

✔️ Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn. Nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô.

– Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn. Cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.

✔️ Còn với loại nước uống hằng ngày có thể bạn nên cho bé uống ½ quả quýt ngọt pha loãng. Có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè, hoặc bạn có thể bổ sung cho bé như quả bơ….

(Theo Thienduongcuabe)

>>>BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO CON ĂN DẶM HÀO HỨNG

Xem Điểm Bán

Nước Mắm Cho Bé Lê Gia

Bấm vào đây
0971 978 786 0971 978 786

Mua Hàng Online

Nhận hàng tại nhà

Bấm vào đây

Nước mắm cho bé ăn dặm Lê Gia 60ml